0902.835.333    utemcv@novasoft.vn

Theo hướng dẫn của Bộ GDÐT, cấu trúc tên miền của các trường phổ thông như sau:

loại trường - tên trường - địa danh.edu.vn

Trong đó:

1. loại trường: là phần nằm trong tên chính thức của trường, dùng để chỉ cấp học, bậc học, phương thức đào tạo, hình thức sở hữu ... Do phần này có tính phổ biến rộng, các cụm từ chỉ cấp học, phương thức tổ chức học, loại hình sở hữu ngoài công lập ... nên viết tắt cho ngắn gọn như sau :

-  Trường tiểu học (lớp 1 đến lớp 5): th

-  Trường phổ thông cơ sở (lớp 1 đến lớp 9): ptcs

-  Trường trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9): thcs

-  Trường phổ thông trung học (lớp 6 đến lớp 12): ptth

-  Trường trung học phổ thông (lớp 10 đến lớp 12): thpt

-  Trường dân tộc nội trú : dtnt

-  Bán công: bc

-  Dân lập : dl

-  Tư thục : tt

-  ... (viết tắt cho các loại trường khác khi có nhu cầu)

2.  tên trường: là tên riêng của trường, nên được viết đầy đủ. Ðối với tên trường quá dài có thể viết tắt một phần nhưng cần ở dạng dễ nhận biết.

Ví dụ : Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai có thể viết: thpt-ntminhkhai

3.  địa danh: có hai trường hợp sau:

3.1   Ðối với các trường PTTH và THPT : địa danh = tên tỉnh, thành phố

Tên tỉnh, thành phành phố được viết đúng tên địa giới hành chính đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

3.2   Ðối với các trường tiểu học, PTCS và THCS: địa danh = tên quận, huyện -tên tỉnh, thành phố

Tên quận, huyện có thể viết tắt khi quá dài, nhưng cần ở dạng dễ nhận biết. Việc này nên tham khảo ý kiến của các Sở GD&ÐT.

Cấu trúc tên miền như trên có thể sẽ dài nhưng dễ hiểu, dễ nhớ và thuận tiện cho người sử dụng khi tìm kiếm địa chỉ của các trường phổ thông trên Internet. Ví dụ cho một số trường trung học phổ thông cụ thể:


            Tên trường                                                                      Tên miền dự kiến
   Trường THPT Lý Thường Kiệt, Hà Nội                          thpt-lythuongkiet-hanoi.edu.vn
   Trường THPT Lý Thường Kiệt, Tây Ninh                       thpt-lythuongkiet-tayninh.edu.vn
   Trường THPT Tân Châu, Tây Ninh                                thpt-tanchau-tayninh.edu.vn
   Trường THPT Bán công Tân Châu, Tây Ninh                 thptbc-tanchau-tayninh.edu.vn

Ghi chú: Các tên tỉnh, thành phố quá dài bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thừa Thiên Huế được viết tắt theo quy định sau:
        -   Thành phố Hồ Chí Minh: tphcm
        -   Thừa Thiên Huế: tthue
        -   Bà Rịa - Vũng tàu: brvt.

Lựa chọn tên miền theo nguyên tắc nào không ?

Tên miền là do bạn tự chọn, tuy nhiên để tên miền có ấn tượng và hiệu quả bạn nên chọn.

- Tên viết tắt của tổ chức, công ty.

- Tên thương hiệu của bạn.

- Tên sản phẩm của bạn.

Tên miền đăng ký có tối đa 63 ký tự ở mỗi cấp, sử dụng các ký tự từ A đến Z, a đến z, các chữ số từ 0 đến 9 và ký tự gạch ngang "-". Không sử dụng ký tự "-" ở đầu hoặc cuối tên miền.

Hạn chế nào khi lựa chọn tên miền ?

Các chủ thể không được sử dụng những nội dung sau đây trong tên miền đăng ký:

- Nội dung đi ngược lại với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nội dung xâm hại đến an ninh quốc gia hoặc xâm hại đến toàn vẹn lãnh thổ.

- Nội dung xâm hại đến truyền thống và lợi ích đất nước.

- Nội dung xúi giục bạo loạn hoặc gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, xâm hại đến sự đoàn kết các dân tộc.

- Nội dung vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan.

- Nội dung gây tin đồn nhằm xâm hại đến trật tự xã hội hoặc ổn định xã hội.

- Nội dung tuyên truyền, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực.

- Nội dung xúc phạm, phỉ báng người khác hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

- Những nội dung khác bị pháp luật cấm.

Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. Tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng nêu trên không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.

Thư điện tử, hay email (từ chữ electronic mail), đôi khi được dịch không chính xác là điện thư, là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính.

1. Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.

Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.
Phần mềm thư điện tử (email software) là loại phần mềm nhằm hỗ trợ cho người dùng việc chuyển và nhận các mẫu thông tin (thường là dạng chữ). Thông tin có thể đưa vào phần mềm thư điện tử bằng cách thông dụng nhất là gõ chữ bàn phím hay cách phương cách khác ít dùng hơn như là dùng máy quét hình (scanner), dùng máy ghi hình số (digital camera) đặc biệt là các Web cam. Phần mềm thư điện tử giúp đỡ cho việc tiến hành soạn thảo, gửi, nhận, đọc, in, xoá hay lưu giữ các (điện) thư. Có hai trường hợp phân biệt phần mềm thư điện tử là

  • Loại phần mềm thư điện tử được cài đặt trên từng máy tính của người dùng gọi là email client, hay phần mềm thư điện tử (cho) máy khách. Các thí dụ loại phần mềm này bao gồm: Microsoft Outlook, Microsoft Outlook Express, Netscape Comunicator, hay Eudora. Phần mềm thư điện tử này còn có tên là MUA (từ chữ mail user agent) tức là Tác nhân sử dụng thư. Một cách gọi tên thông dụng khác của email client là ứng dụng thư điện tử (email application) nếu không bị nhầm lẫn
  • Ngược lại, loại phần mềm thư điện tử không cần phải cài đặt mà nó được cung ứng bởi các máy chủ (web server) trên Internet gọi là WebMail, hay Phần mềm thư điện tử qua Web. Để dùng được các phần mềm loại này thường các máy tính nối vào phải có một máy truy cập tương thích với sự cung ứng của WebMail. Thí dụ loại này là mail.Yahoo.com, gmail.com hay hotmail.com.


Nơi cung ứng phần mềm cũng như phương tiện chuyển thư điện tử gọi là nhà cung ứng dịch vụ thư điện tử (email sevice provider).
Máy tính làm việc cung ứng các dịch vụ thư điện tử là MTA (từ chữ mail transfer agent) hay là đại lý chuyển thư. Vì đây là máy chủ nên khi không bị nhầm lẫn với các loại máy chủ khác thì người ta cũng gọi MTA là máy chủ hay rõ hơn là máy chủ thư điện tử.

Các dịch vu thư điện tử có thể được cung ứng miễn phí hay có lệ phí tuỳ theo nhu cầu và mụch đích của ngưòi dùng. Ngày nay, email thường được cung cấp kèm với các phương tiện Internet khi người tiêu dùng ký hợp đồng với các dịch vụ Internet một cách miễn phí.

2. Lợi ích của email so với thư thường

  • Thay vì viết thư bằng giấy mực và bút thì người gửi chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính và biết dùng một phần mềm thư điện tử (email program).
  • Lá thư được gửi trên hệ thống bưu chính là vật liệu không cần máy nhận hay máy gửi. Trong khi đó, nếu gửi thư điện tử, chỉ có các tín hiệu điện mã hoá nội dung bức thư điện tử được truyền đi đến máy nhận. Do đó, chỉ có nội dung hay cách trình bày lá thư điện tử là được bảo toàn. Trong khi đó, dùng đường bưu điện người ta có thể gửi đi các vật liệu hàm chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác. Điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều người.
  • Vận tốc truyền thư điện tử chỉ vài giây đến vài phút và chi phí rất nhỏ không đáng kể so với gửi qua đường bưu điện
  • Dùng thư điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thư điện tử ra đọc nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thư ở các thùng thư. Đồng thời, vì mỗi người dùng thư đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thư điện tử sẽ khó bị người ở chung đọc lén so với thư gửi bưu điện. Nhưng ngược lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống thư điện tử của cá nhân nếu như các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy.
  • Khối lượng gửi và nhận thư điện tử có thể nhiều hơn thư bưu điện rất nhiều lần. Đối với các dịch vụ thư điện tử mới thì dung lượng có thể lên đến hàng Gbyte như dịch vụ của Gmail chẳng hạn, hay nhiều hơn. Số thư có thể dự trữ trong dung lượng này tương đương với vài bộ tự điển bách khoa.
  • Các trường hợp thư phá hoại trên hệ thống bưu điện (như là thư có bột antrax, thư bom, ...) rất hiếm có nhưng có thể gây thương vong. Ngược lại, hệ thống thư điện tử, không thể gây thương tích mà thường rất phải đương đầu với nhiều vấn nạn như virus máy tính, các thư nhũng lạm (spam mail), các thư quảng cáo (advertisement mail) và các thư khiêu dụ tình dục (pornography mail), đặc biệt là cho trẻ em, thì lại rất nhiều. Đối với các loại thư độc hại (malicious mail) này người dùng cần phải cài đặt thêm các tiện ích hay chức năng lọc (sẵn có trong phần mềm hay phải mua thêm) để giảm trừ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có công cụ phần mềm nào là tuyệt hảo.
  • Các dạng chuyển tiếp (chain mail) trong đó người nhận lại chuyển đi nội dung lá thư cho một hay nghiều người khác thường cũng phổ biến trong cả hai hệ thống bưu chính và thư điện tử. Khả năng ảnh hưởng về thông tin của hai loại này là tương đương mặc dù thư điện tử chuyển tiếp có nhiều xác suất gây nhiễm virus máy tính.
  • Hộp thư là nơi cất giữ các thư từ với địa chỉ hẳn hoi. Tương tự, trong hệ thống thư điện tử, thì hộp thư này tương đương với phần dữ liệu chứa nội dung các email cộng vói điạ chỉ của người chủ thư điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thư điện tử sẽ có nhiều chức năng hơn là việc xoá bỏ các thư cũ.
  • Mỗi người có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác.
  • Như vậy có thể hoàn toàn không nhầm lẫn khi dùng danh từ hộp thư điện tử hay hòm thư điện tử (email account) để chỉ một phần mềm email đã được đăng kí dùng để nhận và gửi email cho một cá nhân.


3. Các mệnh lệnh Anh ngữ để đi vào các ngăn chứa thư

Đây thực ra chỉ là các ngăn chứa thư từ đã được phân loại theo tình trạng của các email cho tiện dùng. Người chủ thư có thể tự mình xếp loại các mail này hay chúng được xếp một cách tự động (do cài đặt hay do mặc định).

  • Inbox có nghĩa là Hộp thư nhận hay Hộp thư vào: Đây là ngăn đựng các thư mới nhận về.
  • Outbox có nghĩa là Hộp thư gửi hay Hộp thư ra: Đây là ngăn đựng các thư đang chờ được gửi đi. Thông thường, nếu hệ thống email hoạt động tốt thì các thư nằm trong hộp này chỉ trong thời gian rất ngắn (vài giây đến vài phút là tối đa). Do đó, ngăn chứa này thường là một ngăn trống.
  • Draft có nghĩa là Ngăn nháp: Để chứa các email chưa hoàn tất hay đã hoàn tất nhưng chủ thư chưa muốn gửi đi.
  • Trash, Trash can hay Deleted Item có nghĩa là Ngăn xóa: Còn có thể gọi là Thùng rác hay Ngăn thư đã xóa. Đây là chỗ dự phòng tạm thời chứa các email đã xóa bỏ trong một thời gian. Chức năng này tiện lợi để phục hồi hay đọc lại các thư điện tử cần thiết đã lỡ tay bị xóa.
  • Sent, sent Messages hay Sent Item có nghĩa là Ngăn đã gửi: Nơi này dùng để chứa các thư đã gửi.
  • Junk hay Bulk có nghĩa là Ngăn thư linh tinh: Đây là nơi chứa các mail đã được lọc và bị loại ra một cách tự động, còn được gọi là Thùng thư rác hay Ngăn chứa tạp thư. Thường thì nơi này sẽ chứa các thư quảng cáo, các thư nhũng lạm, các thư được gởi đến một số lượng lớn địa chỉ có cùng một nội dung, hay các loại thư độc hại ...


4. Các giao thức

  1. SMTP (từ chữ Simple Mail Transfer Protocol) -- hay là giao thức chuyển thư đơn giản. Đây là một giao thức lo về việc vận chuyển email giữa các máy chủ trên đường trung chuyển đến địa chỉ nhận cũng như là lo việc chuyển thư điện tử từ máy khách đến máy chủ. Hầu hết các hệ thống thư điện tử gửi thư qua Internet đều dùng giao thức này. Các mẫu thông tin có thể được lấy ra bởi một email client. Những email client này phải dùng giao thức POP hay giao thức IMAP.
  2. IMAP (từ chữ Internet Message Access Protocol) -- hay là giao thức truy nhập thông điệp (từ) Internet. Giao thức này cho phép truy nhập và quản lý các mẫu thông tin về từ các máy chủ. Với giao thức này người dùng email có thể đọc, tạo ra, thay đổi, hay xoá các ngăn chứa, các mẫu tin đồng thời có thể tìm kiếm các nội dung trong hộp thư mà không cần phải tải các thư về.
  3. Phiên bản mới nhất của IMAP là IMAP4 tương tự nhưng có nhiều chức năng hơn giao thức POP3. IMAP nguyên thuỷ được phát triển bởi đại học Standford năm 1986.
  4. POP (từ chữ Post Office Protocol) -- hay là giao thức phòng thư. Giao thức này được dùng để truy tìm các email từ một MTA. Hầu hết các MUA đều dùng đến giao thức POP mặc dù một số MTA cũng có thể dùng giao thức mới hơn là IMAP.


Hiện có hai phiên bản của POP. Phiên bản đầu tiên là POP2 đã trở thành tiêu chuẩn vào thập niên 80, nó đòi hỏi phải có giao thức SMTP để gửi đi các mẫu thông tin. Phiên bản mới hơn POP3 có thể được dùng mà không cần tới SMTP.

Có thể giải thích đơn giản như sau : Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www, nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.

Tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ Web hosting mà chất lượng cũng khác nhau như:

- Tốc độ truy cập Internet tại server Web hosting đó.

- Dung lượng đĩa là yếu tố mà bạn có thể chứa được nhiều web page hay dữ liệu của bạn hay không.

- Các tiện ích như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có hổ trợ hay không để giúp bạn viết một chương trình Web tên đó hay không ?,

Nói tóm lại, nếu bạn chỉ có tên miền-domain mà không có dịch vụ web hosting thì bạn không thể có một trang web được.

Những câu hỏi thường gặp về tên miền :

Có bao nhiêu loại tên miền?
Tên miền được chia thành 2 cấp độ: tên miền quốc tế và tên miền quốc gia.
- Tên miền quốc tế là những tên miền có phần đuôi là com, net, org, edu, gov, biz, info, ws,...
- Tên miền quốc gia là tên miền riêng của từng nước, có phần đuôi là ký hiệu của mỗi quốc gia (Ký hiệu này được quy định bởi Tổ chức Quản lý Tên miền Quốc tế ICANN). Việt Nam có đuôi là VN, Anh là UK, Nhật là JP, Trung Quốc là CN...


Các loại tên miền có gì khác nhau? Tôi nên chọn loại tên miền nào?
Thông thường các tên miền .com được dùng cho doanh nghiệp và các tổ chức thương mại. Tên miền .net được dùng cho các công ty cung cấp dịch vụ internet. Tên miền .org được dùng cho cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Tên miền .edu dùng cho các tổ chức giáo dục, trường học. Tên miền .gov dùng cho các tổ chức chính phủ.
Tuy nhiên để bảo vệ thương hiệu, quý khách có thể chọn đăng ký tất cả tên miền .com, .net và tên miền quốc gia liên quan đến thương hiệu của quý vị.
Ví dụ, quý khách kinh doanh với thương hiệu A, vậy quý khách nên đăng ký tất cả các tên miền sau đây: a.com, a.net, a.org, a.info, a.biz, a.com.vn, a.vn
Bên cạnh đó, nếu quý vị có kinh doanh ở những quốc gia khác, thì cũng nên đăng ký luôn tên miền cấp quốc gia đó.
Ví dụ, quý khách còn kinh doanh thương hiệu ABC ở Mỹ và Nhật, thì nên đăng ký: a.us, a.jp


Tại sao tôi phải đăng ký nhiều tên miền như thế, trong khi tôi chỉ cần một website?
Khi quý khách có website giới thiệu công ty, sản phẩm dịch vụ với tên miền a.com. Không có gì ngăn cản đổi thủ của quý vị đăng ký tên miền a.com.vn, a.vn hoặc a.net với những thông tin cạnh tranh hoặc không có lợi đối với công ty quý vị. Người dùng hoàn toàn có thể nhầm lẫn, nhất là khi tìm kiếm từ các trang web tìm kiếm.
Hơn nữa, chi phí để đăng ký giữ chỗ nhiều tên miền sẽ không đáng là bao so với chi phí "khắc phục" hoặc thất thoát khi tên miền rơi vào tay đối thủ.


Tôi có thực sự sở hữu tên miền mà tôi đã đăng ký không?
Đối với tên miền quốc tế, khi tên miền chưa hết hạn thì quý khách vẫn còn thực sự sở hữu tên miền đó.
Tên miền quốc gia áp dụng theo quy định riêng của từng quốc gia. Theo quy định của Việt Nam, tên miền là tài nguyên quốc gia, quý khách chỉ có quyền sử dụng tên miền đó. Quyền sử dụng này có thời hạn phụ thuộc vào phí gia hạn mà bạn nộp.
Tóm lại, để đảm bảo quyền sở hữu / sử dụng tên miền, quý khách luôn đóng tiền gia hạn kịp thời trước khi tên miền hết hạn. Hoặc quý khách gia hạn tên miền trong nhiều năm.


Tên miền của tôi do ai quản lý?
Tên miền quốc tế do ICANN quản lý. Tên miền Việt Nam do VNNIC quản lý.
Tuy nhiên, các đại lý đăng ký tên miền mới là nơi quý khách liên hệ để đăng ký tên miền, xác nhận sở hữu tên miền, thay đổi thông tin tên miền,...

Ví dụ, quý khách đăng ký tên miền tại Novasoft.vn, thì mọi vấn đề liên quan đến tên miền đó sẽ do Novasoft hỗ trợ giải quyết.

Bảo mật thông tin tên miền là gì ?

Khi bạn đăng ký một tên miền với nhà đăng ký tên miền, các thông tin tên miền của bạn (chẳng hạn như tên, Tên công ty, Địa chỉ, Số điện thoại, Địa chỉ Email). Thông tin này trở nên sẵn có cho bất cứ ai thực hiện một tra cứu tên miền của bạn.
Bằng cách sử dụng của dịch vụ bảo vệ thông tin tên miền, bạn có thể ngay lập tức chấm dứt việc lạm dụng.  Khi bạn kích hoạt dịch vụ này cho các tên miền của bạn, nhà đăng ký tên miền thay thế các chi tiết liên hệ của bạn trong Whois bằng chi tiết liên lạc khác. Chỉ áp dụng đối với tên miền quốc tế .com., .net, …

Khóa tên miền là gì ? 

Khóa tên miền là một tính năng bảo mật rất quan trọng vì nó ngăn chặn các tên miền được chuyển đến nhà đăng ký tên miền khác  mà không có sự đồng ý của chính chủ thể hay nhà đăng ký đang duy trì. Đặt một Khóa còn có những tác dụng lên tên miền của bạn như sau:

·   Thông tin và name server của tên miền sẽ không được chỉnh sửa.

·  Các yêu cầu transfer domain name sẽ không được cho phép.

·  Di chuyển tên miền này (vào một tài khoản khách hàng) sẽ không thể thực hiện

·  Tên miền không thể xóa được.

Nếu bạn muốn thực hiện các tác vụ trên sẽ phải mở khóa tên miền

1. Tên miền là gì?

Tên miền l à một địa chỉ Website trên Internet giúp mọi người tìm kiếm, ghi nhớ và truy nhập một cách rễ dàng trong xa lộ thông tin rộng lớn. Tên miền đối với Công ty thường là thương hiệu độc quyền trên Internet. Ví dụ như: "yahoo.com" được gọi là tên miền.   

Tên miền hay còn gọi là Domain là một tên chỉ bao gồm các số (0,1,2,..9) và các ký tự alpha (a,b,c,..) được sử dụng như một định danh máy tính riêng biệt trên Internet. Tên miền cho phép người sử dụng Internet gõ vào một tên như google.com hay yahoo.com,... để định danh thay cho một con số địa chỉ như 12.10.28.80.

Mục đích của tên miền là giúp người sử dụng kết nối Internet tìm một địa chỉ Website hay gửi đến một địa chỉ mail với tên thân thiện dễ nhớ,... như yahoo.com mà không cần phải nhớ những con số địa chỉ IP.

2. Ý nghĩa một số đuôi tên miền phổ biến

.com

Website thương mại

.net

Các công ty về Network hay nhà cung cấp dịch vụ mạng

.org

Dùng cho chính phủ hay các tổ chức , nhóm,...

.edu

Lĩnh vực giáo dục

.info

Website thông tin

.name

Sử dụng cho các trang cá nhân

.biz

Dùng cho thương mại trực tuyến

.gov

Sử dụng cho các tổ chức chính phủ

.ws

Sử dụng cho các tổ chức thương mại hoặc cá nhân (Samoa)

.mil

Sử dụng cho quân đội

.us

Dành cho cá nhân hay công ty Mỹ

.mobi

Dành cho lĩnh vực điện thoại (New)

.eu

Dành cho khối liên minh châu Âu (New)

.vn

Tên miền Việt Nam

3. Một số thủ thuật chọn tên miền

Chọn tên miền cho website của bạn là rất quan trọng, bạn cần lưu ý những yếu tố dưới đây trước khi chọn tên miền:
- Tên miền cao cấp .com, .net, .vn, .com.vn.
- Tên miền ngắn gọn.
- Tên miền dễ nhớ, dễ đọc.
- Không nên chọn tên miền quá 15 ký tự hoặc có dấu gạch ngang trừ khi bắt buộc.
- Nên chọn tên miền rõ ràng, đúng với ngành nghề kinh doanh.
- Lưu ý chính tả khi chọn tên miền.
- Không nên chọn tên miền là số nhiều hay số ít (Trong tiếng Anh hay Việt).
- Tên miền phải mô tả được nội dung kinh doanh hay thông tin cần truyền tải.
- Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu.